Nhật Bản vốn được biết tới là một quốc gia có nền ẩm thực tinh tế. Những cuốn sách dạy nấu ăn được “xuất bản” từ cuối thế kỷ 18 này có những dòng chữ, hình minh họa được thực hiện cầu kỳ, đẹp mắt.
Ở thời kỳ này, nước Nhật cũng giống như nhiều nước Á Đông khác, vẫn còn là một quốc gia “đóng kín”, chưa có nhiều giao lưu với những nền văn hóa nước ngoài, đặc biệt là văn hóa phương Tây, nên nền văn hóa lúc này vẫn còn rất thuần chất, chưa hề bị lai tạp.
Ngay chính người Nhật khi tiếp xúc với những cuốn sách dạy nấu ăn cổ xưa hiếm có này, họ cũng sẽ ngạc nhiên trước sự khác biệt về cách chế biến ẩm thực ở thế kỷ 18 so với nền ẩm thực đương đại.
Một hình ảnh minh họa cách chế biến củ cải trắng cùng những hướng dẫn về cách chuẩn bị “sợi dây xích” được tạo thành từ củ cải trắng.
Một “sợi dây xích” được tạo thành từ củ cải trắng, cho thấy kỹ thuật nấu nướng cầu kỳ, khéo léo, vốn là đặc trưng của ẩm thực Nhật Bản.
Những cuốn sách này cho thấy dù thời gian đã làm thay đổi nhiều nét văn hóa của Nhật nhưng trong vấn đề nấu nướng, người Nhật luôn rất quan trọng việc trình bày cầu kỳ, tỉ mỉ.
Giống như những cuốn sách dạy nấu ăn ngày nay, những cuốn sách cổ ngày đó cũng có những tựa sách khá quen thuộc, theo mô-típ “câu khách”, kiểu như “100 bí quyết nấu món củ cải trắng”, “100 cách nấu các món cá biển” hay “10.000 bí quyết nấu ăn ngon”.
Đậu phụ cuốn tròn được bọc bằng rong biển (ảnh trái), đậu phụ trứng với một miếng cà rốt đặt trong lòng miếng đậu (ảnh phải).
Những cuốn sách dạy nấu ăn cổ xưa này từng rất phổ biến trong giới phụ nữ ở thế kỷ 18.
Đối với người Nhật, ăn gì có lẽ không quan trọng bằng việc chế biến và trình bày như thế nào. Vì vậy, sách dạy nấu ăn đã sớm xuất hiện ở Nhật từ nhiều thế kỷ trước.
Sách dạy nấu ăn hàng trăm tuổi . Những cuốn sách dạy nấu ăn có niên đại hàng trăm năm sẽ hé lộ cho bạn biết thói quen ăn uống thường ngày của nhiều tầng lớp người dân Nhật Bản xưa kia.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét